Chúng ta thường biết domain hay tên miền là tên của một website. Tuy nhiên, nó phức tạp hơn thế. Bởi một domain chỉ có thể do một người sở hữu. Nếu như bạn đã sở hữu thì không ai khác trên trái đất này có thể mua. Và để nắm quyền một domain thì bạn cần tới domain controller. Hãy cùng CMC distribution hiểu rõ ràng khái niệm domain controller là gì.
Domain controller là gì? Tại sao lại cần đến nó?
Theo khái niệm chính xác, domain là một mô tả một tập hợp các thành phần cấu thành nên một website. Cụ thể, nó bao gồm: người dùng, hệ thống, ứng dụng, mạng, máy chủ dữ liệu cùng các tài nguyên liên quan.
Như đã nói, một domain chỉ có thể do một người sử hữu. Bởi vậy, domain controller sẽ là thứ đảm bảo bạn được sở hữu domain đó. Cụ thể, domain controller là một server có vai trò đảm bảo vấn đề an ninh mạng, xác minh quyền truy cập domain của chủ sở hữu.
Công nghệ đảm bảo an ninh mạng này có liên quan mật thiết đến Directory Service của Microsoft®. Công nghệ này được hãng sử dụng để xác thực danh tính người dùng trên hệ điều hành Windows.
Chính sự phổ biến lẫn tính bảo mật của Domain Controller khiến cho nó được thảo luận rôm rả trên các diễn đàn. Tuy nhiên, cho đến ngày này, chúng ta cũng có một sự lựa chọn khác là giải pháp quản lý truy cập và nhận dạng đám mây – Identity and Access Management (IAM).
Sự hình thành và phát triển của Domain Controller
Domain controller được Microsoft giới thiệu dựa trên mối liên hệ giữa các mạng Windows NT cũ. Thời điểm đó, các nhà quản trị công nghệ thông tin cần một giải pháp để kiểm soát quyền truy cập tài nguyên của một domain.
Toàn bộ yêu cầu truy cập của người dùng sẽ phải thông qua Domain Controller. Tại đây, nó sẽ thực hiện chức năng xác thực và ủy ủy quyền của mình.Sau khi được xác minh danh tính qua tài khoản và mật khẩu, người dùng sẽ được sử dụng quyền hạn của họ.
Và cho đến tận ngày nay, vẫn còn rất nhiều tổ chức sử dụng Domain Controller như một công cụ hữu hiệu. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy nó ở các phòng máy chủ của các tổ chức về công nghệ thông tin.
Các kiểu Domain Controller
Hiện tại, có 2 kiểu Domain Controller được sử dụng phổ biến. Ngoài ra, những nhà lập trình viên cũng phát triển rất nhiều phiên bản riêng khác để phục vụ cho tổ chức của mình.
Primary Domain Controller (PDC)
Đối với loại cơ sở này, Windows Server là loại máy chủ duy nhất được sử dụng. Toàn bộ những dữ liệu cùng hệ thống xử lý được được lưu trữ trong thư mục chính.
Backup Domain Controllers (BDC) (tùy chọn)
Backup Domain Controllers là loại giúp xử lý và khắc phục khi hệ thống gặp lỗi. Cụ thể, chương trình sao lưu này sẽ được đẩy và chạy trên Primary Domain Controller. Nó cũng giúp cân bằng tải những yêu cầu truy cập lớn cùng cải thiện tắc nghẽn mạng.
Cơ chế hoạt động của Backup Domain Controller là tự động sao lưu dữ liệu theo chu kỳ. Bằng cách này giúp giảm số lượng tác vụ cần phải xử lý.
Vai trò của domain controller
Global Catalog Servers
- Lưu trữ đối tượng của những người dùng thuộc domain nó cài đặt.
- Đảm nhiệm chức năng như một máy chủ danh mục chung(Global Catalog Server).
- Sao lưu các bản sao tên miền một cách đầy đủ và hoàn chỉnh.
- Xây dựng và cập nhật hệ thống danh mục chung và hỗ trợ tìm kiếm một đối tượng bằng lược đồ với các thuộc tính được gán.
- Cho phép tìm kiếm trong mọi phân vùng tên miền mà không cần chuyển server.
Operations Masters
Đảm bảo sự nhất quán, đồng thời ngăn chặn những xung đột có thể xảy ra trong hệ thống cơ sở dữ liệu Active Directory.
Các operations masters như Schema master, Domain naming master sẽ chỉ hoạt động trong forest
Còn các operations masters như Primary Domain Controller (PDC) emulator, Infrastructure master, Relative ID (RID) master sẽ chỉ hoạt động trên một trong các domain controller trong domain chủ.
Trên đây là những hiểu biết của CMCdistribution để có thể giúp các bạn hiểu domain controller là gì. Mong rằng các bạn hiểu được lợi ích và tận dụng chức năng của nó. Hẹn các bạn ở các bài viết chia sẻ khác nhé.