Ransomware là gì? Phân loại ransomware và cơ chế hoạt động

Banner-backlink-danaseo

Ransomware hay mã độc tống tiền là một trong những thứ nguy hiểm trên Internet. Và sẽ rất nguy hại nếu bạn còn không biết ransomware là gì cũng những biện pháp phòng chống.

Và ở bài viết này, CMC Distribution sẽ cung cấp những thông tin để các bạn không còn lo ngại về nó.

Mã độc tống tiền Ransomware là gì?

Ransomware là một loại phần mềm xấu có chức năng khóa quyền truy cập đối với dữ liệu hoặc thiết bị. Cụ thể, nó sẽ mã hóa dữ liệu của bạn sang một dạng không thể đọc hoặc khiến bạn không thể đăng nhập được.

Một ví dụ dễ hiểu như bạn đang lưu một tài liệu .docx trên Google Drive. Nếu bạn dính ransomware thì mã độc này sẽ chuyển định dạng .docx sang một định dạng không thể mở là .abc chẳng hạn. Hoặc loại mã độc này cũng khiến bạn không thể đăng nhập vào máy tính của mình. Sẽ giống như là, bạn đang cố gắng mở máy tính của người khác vậy.

ma-doc-tong-tien-ransomware-la-gi

Và khi đó, màn tống tiền sẽ được bắt đầu. Hacker sẽ yêu cầu bạn phải gửi tiền chuộc để truy cập tài khoản hoặc dữ liệu đó. Vậy nên, ransomware cũng có những cái tên khác như: phần mềm tống tiền hay mã độc tống tiền.

Bạn có thể bị đòi $150 – $500 cho máy tính cá nhân. Đối với tổ chức, doanh nghiệp thì con số này lên tới hàng ngàn đô. Hacker cũng sẽ yêu cầu bạn giao dịch tiền chuộc bằng bitcoin vì tính bảo mật cao và khó để truy lùng dấu vết.

Ransomware có phải một loại virus trên máy tính?

Virus máy tính là một khái niệm gần gũi hơn với chúng ta rất nhiều. Và chúng ta cũng mặc định những ứng dụng độc hại đều là virus. Tuy nhiên, cách gọi này chưa chắc đã chính xác.

Hữu ích cho bạn:  Tại sao Đàn ông thường có tuổi thọ ngắn hơn Phụ nữ?

ransomware-co-phai-mot-loai-virus-tren-may-tinh

Virus cùng Ransomware đều là 2 loại malware hay phần mềm độc hại. Song, về sự khác nhau, virus là loại mã độc dễ lây lan, phát tán nhanh. Mức độ nguy hiểm thì còn phụ thuộc vào từng loại. Chúng thường dùng để đánh cắp thông tin và dữ liệu.

Còn Ransomware thì sinh ra với mục đích tống tiền. Nó ít lây lan mà chỉ tập trung hoạt động trên các thiết bị cá nhân hoặc một tổ chức nào đó. Vậy nên, chỉ tồn tại một số ít loại như WannaCry (Muốn khóc) vừa dùng để tống tiền, vừa có tốc độ lan truyền nhanh.

Cách thức xâm nhập của Ransomware là gì? Hoạt động như thế nào?

Dưới đây là những cách xâm nhập đã được phát hiện của ransomware. CMCdistribution sẽ cố gắng cập nhật những phương thức mới sớm nhất để các bạn có phương án phòng tránh.

Cụ thể, những hành động dưới đây sẽ khiến bạn dễ nhiễm mã độc tống tiền hơn:

  • Không sử dụng phần mềm crack/ không rõ nguồn gốc thay vì bản quyền chính gốc
  • Mở các file được đính kèm từ email lạ.
  • Nhấp chuột vào quảng cáo có ransomware.
  • Truy cập những website có nội dung người lớn, đồi trụy,…
  • Truy cập những website giả mạo khác đuôi tên miền
  • Sử dụng kết mạng thiếu an toàn như Wifi công cộng

Phân loại ransomware và cơ chế hoạt động

Cơ chế hoạt động của ransomware

Bạn có thể dễ dàng dính rasomware chỉ bằng một thao tác nhỏ. Thông thường, hacker sẽ tạo cho mã độc tống tiền một vẻ ngoài bình thường và vô hại. Đuôi của chúng có thể là .doc, .docx, .pdf. Nhưng thực chất, đây là một loại tệp .exe. Chỉ cần bạn mở ra là mã độc sẽ được cài đặt.

co-che-hoat-dong-cua-ransomware

Cơ chế mã hóa dữ liệu cũng khóa máy tính đã được CMCdisribution nhắc tới. Ransomware cũng có thể hoạt động trên smarphone. Cụ thể, trên Android, nó thông qua file .apk nhờ quyền cài đặt ứng dụng từ bên thứ 3.

Còn trên iOS thì sẽ phức tạp và khó khăn hơn. Cụ thể, các tin tặc sẽ lợi dụng tài khoản iCloud cùng tính năng “Find my iPhone” để chủ máy mất quyền truy cập.

Phân loại ransomware

Như ở trên, cách thức xâm nhập của mã độc tống tiền rất đa dạng. Chúng phát triển mạnh theo tốc độ sáng tạo và chất xám của hacker. Vậy nên cũng gần như không có quy chuẩn nào để có thể phân loại chính xác được.

phan-loai-ransomware

Dưới đây là một số ransomware mà bạn nên chú ý:

  1. Ransomware mã hóa (Encrypting). Đây là loại mã khá phổ biến. Nó sẽ khiến bạn gặp lỗi khi mở tài liệu bởi dữ liệu đã bị mã hóa thành định dạng khác.
  2. Ransomware không mã hóa là loại không mã hóa dữ liệu. Nhưng bạn cũng chẳng thể truy cập được máy tính ngoài bật tắt màn hình. Tất nhiên, máy tính cũng có hướng dẫn chi tiết cách chuyển khoản từ hacker.
  3. Reveton ransomware là loại giả mạo công an yêu cầu bạn nộp phạt vì lý do nào đó.
  4. Leakware hay Doxware yêu cầu bạn phải chuyển tiền chuộc nếu không những dữ liệu nhạy cảm của bạn sẽ được công khai trên mạng.
  5. Mobile ransomware là hình thức trên màn hình xuất hiện những thông báo popup. Đó có thể là yêu cầu chuyển tiền hoặc dụ dỗ bạn nhấn vào để trao quyền truy cập cho hacker.
  6. Ransomware cũng có thể xuất hiện trên các thiết bị IoT (Internet-of-Things) cùng máy ảnh DSLR.
Hữu ích cho bạn:  Làm thế nào có thể Dự báo thời tiết? Hiểu rõ trong 5 phút

Hậu quả được gây ra bởi ransomware là gì?

Nhìn chung, mục đích của ransomware chủ yếu là tống tiền. Nhưng cũng không loại trừ các trường hợp mang những mục tiêu khác. Để hiểu thêm, các bạn cần hiểu những mục tiêu thường được ngắm tới của mã độc tống tiền.

Những đối tượng được ngắm đến đầu tiên thường là:

  • Dữ liệu khách hàng của các doanh nghiệp
  • Hệ thống truy cập của các tổ chức chính phủ, y tế, giáo dục,…
  • Những cá nhân có tầm ảnh hưởng như CEO, Founder hay những người nổi tiếng,..

Và tất nhiên, hậu quả gây ra bởi ransomware cũng chẳng kém chút nào. Chắc chắn phải kể đến những vụ tấn công nổi tiếng như: WannaCry, GandCrab, Bad Rabbit, NotPetya,… Một số vụ còn có mục đích gây mất trật tự an ninh mạng, lũng đoạn kinh tế hay mục đích chính trị.

hau-qua-duoc-gay-ra-boi-ransomware-la-gi

Và đặc biệt những loại virus ransomware dễ lây lan như WannaCry có thể ảnh hưởng tới người dùng bình thường.
Cách khắc phục khi máy tính nhiễm ransomware
Bạn nên bình tĩnh và lưu ý những điều sau khi bị nhiễm ransomware:

  • Không nên trả tiền chuộc cho hacker trừ khi bạn chắc chắn lấy lại được dữ liệu.
  • Liên hệ ngay với các chuyên gia An ninh mạng để có phương án xử lý an toàn nhất
  • Ngắt kết nối mạng nếu máy tính của bạn đang dùng mạng nội bộ để tránh lan truyền.
  • Bật chế độ Safe Mode trên Window rồi sử dụng các phần mềm diệt virus uy tín. Bạn cũng có thể tự mình gỡ thủ công nếu có chuyên môn.
  • Khi máy tính bị khóa thì bạn buộc phải nhờ người có kinh nghiệm hoặc những dịch vụ bảo mật.

Hiện nay, có một số cách để khôi phục dữ liệu nhưng không chắc chắn 100%. Các bạn có thể tham khảo các công cụ: No More Ransom, Free Ransom Decryptor,…

Hữu ích cho bạn:  5 điều cần lưu ý khi sử dụng laptop công ty cấp

Bạn cũng nên chủ động phòng tránh bởi đối với những loại mã độc tống tiền mới thì gần như không thể khôi phục lại dữ liệu.

Cách phòng chống ransomware hiệu quả

Thật sự thì việc phòng vệ trước mã độc tống tiến không hề khó khăn. Chỉ cần thực hiện những điều sau khi gần như bạn đã hạn chế được ransomware rồi.

Nên cập nhật phần mềm thường xuyên. Nhiều bạn vì ngại thời gian chờ hoặc sợ phiên bản mới không tương thích nên lười cập nhật. Trong khi bản cập nhật mới của Window thường có những vá lỗi và khả năng bảo mật cao hơn.

cach-phong-chong-ransomware-hieu-qua

Không nên truy cập những thứ không an toàn. Đầu tiên, kết nối Internet phải an toàn, hạn chế Wifi cũng VPN miễn phí. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên truy cập hay sử dụng các ứng dụng không bản quyền.

Cẩn trọng với những đường lẫn liên kết hay tệp trên email hoặc tin nhắn. Đừng thiếu bất cẩn hay tò mò những điều không cần thiết.

Cài đặt phần mềm diệt virus của các bên uy tín hoặc của windows

Những phần mềm diệt virus sẽ giúp bạn ngăn chặn ngay từ đầu sự xâm nhập bất hợp pháp. Giúp dọn dẹp và khắc phục hệ thống nguyên vẹn sau khi bị tấn công. Bên cạnh đó những phần mềm này còn hỗ trợ giám sát theo thời gian thực. Với nhiều luồng khác nhau, ngăn cản việc khai thác thông tin nâng cao từ nguồn lạ vào máy tính.

cai-dat-phan-mem-diet-virus-cua-cac-ben-uy-tin-hoac-cua-windows-cmcdistribution

Luôn cập nhật các bản vá từ windows – đảm bảo luôn ở phiên bản mới nhất

Việc luôn cập nhật và làm mới những bản vá của hệ thống. Sẽ góp một phần công lực không hề nhỏ đến việc bảo mật hệ thống. Cũng như sự an toàn tuyệt đối cho máy tính của bạn. Bản vá sẽ thường là những cập nhật lỗ hổng nguy hiểm đã được khắc phục. Hạn chế được việc lặp lại sự cố “WannaCry” vào năm 2017. Khiến hơn 3 triệu máy tính lâm vào tình cảnh khốn đốn.

luon-cap-nhat-cac-ban-va-tu-windows-dam-bao-luon-o-phien-ban-moi-nhat-cmcdistribution

Thay đổi toàn bộ mật khẩu trên tất cả các tài khoản

Thay đổi toàn bộ mật khẩu ngay sau khi click vào liên kết lạ. Ngoài ra, bạn nên cập nhật và thay đổi mật khẩu dễ đoán. Việc làm này giúp ngăn cản các công cụ dò mật khẩu không thể dò ra.

thay-doi-toan-bo-mat-khau-tren-tat-ca-cac-tai-khoan-cmcdistribution

Training cho nhân viên cách nhận biết email chứa mã độc và sao lưu dữ liệu

Tổ chức các buổi hướng dẫn cho nhân viên cách thức nhận biết các loại email, văn bản không nên mở. Hướng dẫn cách thức sao lưu dữ liệu quan trọng. Phòng trường hợp xảy ra sự cố.

training-cho-nhan-vien-cach-nhan-biet-email-chua-ma-doc-cmcdistribution

Những câu hỏi về ransomware thường gặp

Nên làm gì khi không may nhiễm ransomware?

  • Tự cô lập mạng cá nhân, tách biệt với hệ thống của nhóm, công ty
  • Tìm kiếm, xác định và xoá các ransomware.
  • Xoá toàn bộ dữ liệu, cài lại windows hoặc khôi phục bằng dữ liệu đã sao lưu trước đó

Nên tự trả tiên chuộc hay liên hệ cơ quan pháp luật nhờ sự trợ giúp?

Ở trên mọi trường hợp và mọi phương diện thì bạn không nên trả tiền chuộc. Bạn nên liên hệ với các cơ quan thực thi pháp luật, có kiến thức am hiểu để nhờ trợ giúp.

Hy vọng những thông tin về Ransomware là gì của CMC Distribution đã giúp bạn hiểu hơn về nó. Hãy là một người sử dụng Internet thông minh chứ không phải những con vịt béo bở trong mắt hacker nhé.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *